Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam thời gian sắp tới. Cùng với mục tiêu hướng đến nền nông nghiệp ứng dụng hiệu quả các thành tựu của khoa học hiện đại, công nghệ số, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có đưa ra 3 trụ cột chính và 7 nhiệm trọng tâm trong quá trình số hóa nông nghiệp.
Trong nông nghiệp, chuyển đổi kỹ thuật số là việc ứng dụng những công nghệ mới vào việc nuôi trồng, canh tác và đưa sản phẩm đến khách hàng. Hoạt động này đóng vai trò đặc biệt quan trọng giúp tái cơ cấu nền nông nghiệp, hướng đến phát triển nông nghiệp hàng hoá, mở rộng quy mô nông nghiệp.
3 trụ cột chính trong quá trình số hóa nông nghiệp Việt Nam
Kế hoạch chuyển đổi số ngành nông nghiệp được định hướng với mục tiêu rất rõ ràng với 3 trụ cột chính trong quá trình số hóa nông nghiệp Việt Nam gồm:
Nông nghiệp sinh thái
Nông thôn hiện đại
Nông dân thông minh
Cả ba trụ cột trên đều hướng đến mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp vững mạnh, giúp Việt Nam là quốc gia có ngành nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm minh bạch, bền vững và có trách nghiệm với thị trường thế giới.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp là xu hướng phát triển nền nông nghiệp hiện đại
7 nhiệm vụ trọng tâm để đảm bảo công cuộc chuyển đổi số nông nghiệp thành công
Để đảm bảo kế hoạch chuyển đổi số ngành nông nghiệp thành công, PGS.TS Nguyễn Tùng Phong – Phó Giám đốc Viện Khoa học Thủy Lợi, trong kế hoạch chuyển đổi số ngành nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam xác định 7 nhiệm vụ mục tiêu cần sớm thực hiện gồm:
Xây dựng hệ thống Big Data và cơ sở dữ liệu tri thức cho toàn ngành và từng lĩnh vực trong nông nghiệp như thuỷ lợi, thuỷ hải sản, chế biến, thị trường, chăn nuôi…
Áp dụng các công nghệ hiện đại vào dự báo, giám sát các hoạt động sản xuất. Các thông tin về môi trường, đất đai, thời tiết, xu hướng của thị trường được cập nhật liên tục, hỗ trợ nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng sự chuyển đổi của thị trường.
Ứng dụng công nghệ nhằm tự động hóa quy trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, thu hoạch và chế biến nông sản. Ngành nông nghiệp có thể dễ dàng quản lý, giám sát nguồn gốc chuỗi cung ứng sản phẩm. Hoạt động đưa sản phẩm đến người tiêu dùng được minh bạch, chính xác, đảm bảo an toàn vệ sinh.
Nâng cấp và xây dựng hạ tầng công nghệ, đầu tư thông minh vào trang thiết bị cần thiết. Hệ thống phần mềm, ngân hàng kiến thức liên tục được cập nhật, đảm bảo việc xây dựng nền tảng dịch vụ công hỗ trợ người nông dân.
Đội ngũ cán bộ được đào tạo và nâng cao kiến thức về khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý để đáp ứng các yêu cầu của mô hình sản xuất công nghệ cao.
Nông nghiệp được cơ cấu lại, tập trung gia tăng cách quy hoạch nông sản ứng dụng công nghệ cao. Vùng sản xuất quy mô lớn về ngành, dịch vụ, diện tích đều được số hoá, đảm bảo các yêu cầu cho lộ trình chuyển đổi số.
Lao động cơ sở được đào tạo và dạy nghề theo hướng ứng dụng công nghệ. Điều này nhằm đáp ứng tốc độ sản xuất nhanh chóng của nền nông nghiệp thông minh. Người nông dân có kỹ năng tham gia, áp dụng số hoá vào sản xuất, cung cấp, dự báo và đẩy mạnh hoạt động thương mại nông nghiệp.
Xây dựng công nghệ số tự động hóa trong quy trình sản xuất
Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp là định hướng xây dựng, phát triển nền nông nghiệp phù hợp với nhu cầu phát triển của thị trường và mục tiêu phát triển nông nghiệp với vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế, “thước đo” mức độ bền vững của quốc gia.
Tuy nhiên đây là một hướng đi mới đòi hỏi sự thống nhất và được trang bị tốt trong cả hệ thống, quy trình phát triển của nền nông nghiệp, thực hiện đúng kế hoạch chuyển đổi số ngành nông nghiệp theo định hướng của Bộ ban ngành để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bình luận về chủ đề post